Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh An Giang
Vị trí - Vai trò - Nhiệm vụ
Vị trí - Vai trò - Nhiệm vụ

Vị trí - Vai trò - Nhiệm vụ

14/01/2019

Căn cứ khoản 2, điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nghị quyết Đại hội các khóa của Đảng khẳng định:

          Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Sự qui định này là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và khẳng định vai trò của Mặt trận: "là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, nơi hiệp thương phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".

Về nhiệm vụ của Mặt trận, theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại”.

* Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qui định nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là:

          - Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.

            - Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật.

          - Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ảnh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng còn đề ra nhiệm vụ phản biện xã hội.

          - Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

          - Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

          - Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực trên thế giới.

BAN BIÊN TẬP

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập: